Nói nhiều không bằng nói đúng | Nghe Online miễn phí
Cuốn sách nói Nói nhiều không bằng nói đúng sẽ gợi mở cho chúng ta nhiều bí quyết giao tiếp thú vị mà hiệu quả, giúp gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Im lặng – Chìa khóa đầu tiên của giao tiếp thành công
Một phóng viên người Mỹ từng phỏng vấn Einstein: “Thoe ngài, công thức của thành công là gì?”, Einstein suy nghĩ giây lát rồi nói: “Nếu A là thành công thì công thức của thành công là A=X+Y+Z, trong đó X là công việc, Y là trò chơi.”
Phóng viên hỏi tiếp một cách đầy nghi vấn: “Vậy thì Z là cái gì, thưa ngài?”
Einstein trả lời: “Z chính là: hãy ngậm miệng lại, nói ít làm nhiều.”
Nói nhiều nguy cơ phạm lỗi sẽ tăng lên. Hãy làm người có học thức, biết nói có chừng mực, không nên ba hoa khoác lác về khả năng của mình, thà im lặng để lắng nghe còn hơn nói nhiều và chứng tỏ sự nông cạn của mình.
Song con người tồn tại trong những mối quan hệ xã hội, hàng ngày chúng ta đi học, đi làm luôn cần giao tiếp với mọi người từ bố mẹ, bạn bè, thầy cô đến đồng nghiệp. Vậy nên chúng ta không phải hoàn toàn im lặng mà nên nói có chừng mực. Điều quan trọng nhất là bạn phải có sự “chân thành”.
Yếu tố đầu tiên là “chân thành”. Khi người khác nói chuyện với bạn, bạn không được cắt ngang lời của họ một cách nóng vội, điều qua trọng nhất là bạn phải chăm chú nhìn vào họ, thể hiện mình đang lắng nghe họ một cách chân thành. Bất kể người nói chuyện với bạn là ai, địa vị cao hơn hay thấp hơn thì hành động này đều là biểu hiện của phép lịch sự.
Cuốn sách nói Nói nhiều không bằng nói đúng đã đưa ra những lời khuyên cho chúng ta làm thế nào để trở thành một người nói có chừng mực trong nhiều trường hợp.
Khi gặp gỡ lần đầu tiên: Sắp xếp những người bạn có tính chất công việc gần giống nhau ngồi với nhau, sẽ dễ tìm được mối quan tâm chung và thu hẹp khoảng cách; chú ý từng tiểu tiết lễ nghi khi giới thiệu người khác, khiến người được giới thiệu có cảm giác được tôn trọng.
Hãy bắt đầu cuộc nói chuyện một cách vui vẻ: Khi nói chuyện với một người chưa quen biết, để tránh được sự gượng gạo, nội dung câu chuyện vô cùng quan trọng. Vì đối tượng nói chuyện không thân thuộc nên rất khó để nắm bắt tâm lí và sở thích của họ, nên tuyệt đối không thể nói đến chủ đề mình không hiểu biết hoặc chủ đề mình quá hiểu biết, đẩy mình vào tình huống khó xử, không thể tiếp tục câu chuyện. Bởi vậy hãy tận dụng bối cảnh hiện thực để bắt đầu câu chuyện hay hỏi những câu có chủ đề rộng trước.
Khi tranh luận không nên chỉ trích lỗi lầm của người khác: Trước tiên hãy khẳng định ý kiến của đối phương, sau đó mới đưa ra ý kiến riêng, như vậy đối phương sẽ dễ tiếp nhận hơn; Luôn giữ thái độ ôn hòa khi lời nói của bạn bị hoài nghi hoặc phản đối. Để thể hiện quan điểm đối lập, hãy làm theo cách sau: Tiếp nhận và lắng nghe ý kiến của người khác, sau đó khéo léo trình bày quan điểm của bản thân; Đừng khẳng định quan điểm của mình một cách quá chắc chắn.
Bạn cần luôn tạo cơ hội cho người khác nói nhiều về bản thân họ.
Ở phần này, tác giả cũng lưu ý các phép lịch sự khi nói chuyện:
– Không nên nói quá dài, hãy quan sát phản ứng của đối phương
– Cần bày tỏ ý kiến của mình vào lúc thích hợp, không nên chỉ biết im lặng.
– Ngôn từ quá văn hoa, mỹ miều sẽ khiến người khác nghi ngờ vào sự chân thành của bạn.
– Không nên vội vàng trách móc, phê phá người khác, điều đó sẽ khiến bạn trở thành kẻ ngốc nghếch.
Ở phần cuối của chương này, tác giả đưa ra 20 câu hỏi về bí quyết khi nói chuyện. Bạn hãy trả lời trung thực, sau đó chỉnh sửa những lỗi hay mắc phải nhất, đồng thời tăng cường luyện tập các bí quyết đã được trình bày. Lặp đi lặp lại như vậy, chắc chắn khả năng ăn nói của bạn đã được cải thiện rõ rệt.
Quan sát – để thấu hiểu và đồng cảm, bí quyết làm nên cuộc trò chuyện thú vị
Trong giao tiếp xã hội, chúng ta sẽ gặp vô số người với tính cách khác nhau, có người thích nói nhiều hơn nghe, có người thích nghe nhiều hơn nói. Khi đối diện với các kiểu người này, bạn phải có các cách ứng xử khác nhau. Điều này giúp câu chuyện được tiếp tục thoải mái mà không ảnh hướng đến hứng thú nói chuyện.
– Đối với người thích nói chuyện, bạn nên làm chủ câu chuyện, tránh lan man, lạc đề.
– Đối với người thích nghe nhiều hơn nói, nên quan sát thái độ của đối phương để thay đổi chủ đề câu chuyện vào lúc thích hợp.
– Đối với người kiệm lời và chỉ đáp cho có lệ, bạn phải nhiệt tình chủ động bắt chuyện, hãy thăm dò phản ứng của đối phương bằng những chủ đề nóng hổi hoặc đi vào chuyên môn.
Sau khi đã nắm được cách ứng xử với một số kiểu người trong giao tiếp, chúng ta còn cần chú ý tới thời gian.
– Tìm đúng thời điểm thích hợp để nói chuyện.
– Tìm người đang vui vẻ để chia sẻ niềm vui, tìm người đang buồn để được an ủi.
Bạn có thể vận dụng kỹ năng qua sát để rèn thêm cho mình những phương pháp giao tiếp phù hợp. Không cần là một người quá khéo ăn nói, bạn nên nhớ:
– Tập trung vào nội dung đối phương hứng thú.
– Vận dụng trí thông minh và khiếu hài hước.
Ở phần này của cuốn sách nói Nói nhiều không bằng nói đúng, tác giả sẽ cung cấp cho bạn những cách nói chuyện hiệu quả không chỉ trực tiếp mà còn qua điện thoại và giao tiếp trên internet.
Ngoài giao tiếp trực diện, mọi người có thể lựa chọn internet và điện thoại để giao tiếp, vậy làm thế nào để biểu hiện tình cảm của mình để người nghe lĩnh hội được điều muốn truyền tải qua máy móc vô tri vô giác? Bạn nên tránh 2 lỗi dễ mắc phải sau đây:
– Không gặp nhau tay bắt mặt mừng khiến giọng nói cũng trở nên lạnh lùng hơn. Vì vậy việc đầu tiên khi nói chuyện điện thoại là thể hiện sự thân thiện, vui vẻ bằng một giọng nói rõ ràng, mạch lạc.
– Ngữ điệu giọng nói và tốc độ không phù hợp. Bạn hãy hồi tưởng lại xem mình đã nói vừa phải chưa hay đang nói nhanh, nói chậm, âm sắc quá cao hay quá trầm. Việc có được ngữ điệu và tốc độ hợp lí cũng sẽ giúp cuộc hội thoại trở nên thú vị hơn.
Người biết lắng nghe chắc chắn sẽ được mọi người hoan nghênh, mối quan hệ với người xung quanh của người biết lắng nghe có thể tốt hơn gấp nhiều lần so với một người chỉ chăm chăm muốn đưa ra suy nghĩ cá nhân mà không quan tâm đến những gì người khác nói.
Tuy nhiên làm thế nào để người khác mở lòng, trò chuyện để ta lắng nghe? Đó cũng là một nghệ thuật. Hãy nhớ những bí quyết nhỏ này:
– Không đề cập đến vấn đề tôn giáo và quan điểm chính trị.
– Không hỏi về thành tích công tác của người làm cùng ngành hoặc những vấn đề mang tính chất riêng tư.
– Cách đặt câu hỏi phải khiến đối phương có cảm giác được tôn trọng.
– Hỏi hay tốt hơn là hỏi đúng, đừng khiến người khác cảm thấy câu hỏi của mình là thừa.
Ngoài ra trong chương này, tác giả cũng trình bày những cách để có được cuộc hội thoại đáng nhớ, người nói trình bày được quan điểm cá nhân, người nghe thấu hiểu và tiếp nhận những ý kiến đó.
Trong một thế giới ồn ào, dường như chúng ta ai cũng muốn nói nhiều hơn, ít lắng nghe đi. Nhưng liệu thực sự đó có phải là cách để có được sự giao tiếp hiệu quả, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp? Tôi tin là không phải như vậy. Bởi “Nói nhiều không bằng nói đúng”. Hy vọng cuốn sách nói kinh doanh này sẽ phần nào giúp bạn tĩnh tâm và lắng nghe nhiều hơn, biết cách trò chuyện có duyên. Không phải ai cũng là một người khéo ăn khéo nói, nhưng chắc chắn ai cũng cần lắng nghe và được lắng nghe.